Xây dựng thương hiệu, những vấn đề cơ bản
By Nguyễn Trường · On tháng 6 29, 2017Xây dựng thương hiệu là bài toán khó khăn nhất của một doanh nghiệp khi bước chân vào thị trường. Một thương hiệu thành công, được đông đảo công chúng biết đến là sự thành công của đội ngũ xây dựng thương hiệu. Để xây dựng được một thương hiệu chuẩn mực, người xây dựng thương hiệu phải luôn bán sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm mình chọn.
Với doanh nghiệp non trẻ, việc xây dựng thương hiệu thường bị bỏ qua một các đơn giản. Bởi chi phí tiền bạc ban đầu, đầu tư cho bộ phận xây dựng thương hiệu là rất lớn, khiến cho chi phí đội lên quá mức. Nhưng cũng không cần phải quá lo lắng, nếu như doanh nghiệp biết nhận định tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu ngay từ đầu. Các doanh nghiệp có thể tự đưa ra các bước đi cơ bản cho doanh nghiệp dựa trên kế hoạch phát triển công ty qua các bước như sau:
Bước 1: Nghiên cứu các giá trị nền tảng. Trong mô hình Brandkey, phần nghiên cứu này tập trung vào việc lựa chọn các lợi thế so sánh của Doanh nghiệp/ sản phẩm/ Thương hiệu.
Các công cụ phổ biến: SWOT, các mô hình sản phẩm, mô hình định vị cạnh tranh; chuỗi giá trị.
Bước 2: Môi trường cạnh tranh. Nghiên cứu đối thủ và các cơ hội trên thị trường.
Xây dựng thương hiệu, những vấn đề cơ bản |
Công cụ: SWOT đối thủ, quy trình nghiên cứu concept truyền thông của đối thủ cạnh tranh. Trải nghiệm khi là khách hàng của đối thủ. Mô hình định vị cạnh tranh.
Bước 3: Nghiên cứu khách hàng và công chúng mục tiêu.
Điểm mấu chốt: Nghiên cứu Insight khách hàng. Trả lời câu hỏi “Vì sao khách hàng lại cư xử như vậy” và “Khách hàng thực sự muốn được đối xử như thế nào?”.
Công cụ: Nghiên cứu marketing, sử dụng số liệu thống kê, phân tích nhân khẩu học, tâm lý học, nghiên cứu “quy trình trải nghiệm của khách hàng” khi sử dụng sản phẩm – dịch vụ.
Bước 4: Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu (Bước 1 trong Brand Diamond)
Sứ mệnh thương hiệu cần trả lời các câu hỏi quan trọng:
1. Thương hiệu đại diện cho điều gì?
2. Lợi ích lý tính/ cảm tính nào thương hiệu sẽ đem lại cho khách hàng?
3. Điểm khác biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh là gì?
4. Điểm duy nhất mà thương hiệu sở hữu so với đối thủ là gì?
Tầm nhìn của thương hiệu mô tả Đích đến mà thương hiệu mong muốn trong tương lai dài hạn 10-20 năm. Tầm nhìn bao gồm hình dung về tương lai và giá trị cốt lõi quan trọng nhất của thương hiệu.
Bước 5: Xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi: Hệ thống niềm tin trong tổ chức và là cơ sở quyết định văn hóa thương hiệu/ văn hóa tổ chức.
Bước 6: Cá biệt hóa/ cá nhân hóa thương hiệu bằng các hệ thống giá trị cảm tính, tính cách và hình mẫu cho thương hiệu. Xây dựng hình ảnh nhận diện cho thương hiệu (Logo, hệ thống nhận diện, hình ảnh nhận diện…)
Bước 7: Xây dựng Cấu trúc thương hiệu và xác định Mô hình kinh doanh cạnh tranh cho thương hiệu.
Cấu trúc thương hiệu giúp Doanh nghiệp sử dụng đồng thời chiến lược tập trung và đa dạng hóa một cách hiệu quả. Các thương hiệu cần được tập trung để tạo nên sự khác biệt và định vị mạnh mẽ trong tâm trí khác hàng. Ngược lại đa dạng hóa sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp giải quyết bài toán bất lợi/ hưởng lợi vì quy mô.
Bước 8: Văn hóa thương hiệu.
Nếu như tính cách thương hiệu là nội hàm và phong cách (đặc điểm cảm tính và nhận diện) là sự thể hiện ra bên ngoài các giá trị nội hàm của thương hiệu; thì Giá trị cốt lõi và Văn hóa thương hiệu cũng có vai trò/ vị trí tương tự.
Trong khi giá trị cốt lõi đem lại sức mạnh tiềm ẩn cho thương hiệu thì văn hóa giúp thương hiệu tạo nên hình ảnh đặc trưng và khác biệt mạnh mẽ cho tổ chức. Văn hóa của thương hiệu được cấu thành bởi 2 yếu tố: Giá trị cốt lõi và Mô hình kinh doanh.
Bước 9: Lịch sử hóa thương hiệu và Tài sản thương hiệu. Thương hiệu không cần chờ đến 10-20 năm mới có lịch sử. Lịch sử được tạo dựng bởi những giá trị mới mẻ và đột phá so với tiến trình cũ. Giống như Neil Armstrong khi bước những bước đầu tiên lên mặt trăng, bước đi đó ngay lập tức đã đi vào lịch sử như “một bước tiến dài của nhân loại”.
Hãy là người đầu tiên, bạn sẽ làm nên Lịch sử. Có thể không chỉ là của thương hiệu, mà còn là của cả một xã hội.
Bước 10: Xây dựng LỜI HỨA THƯƠNG HIỆU: Là cam kết của thương hiệu đối với khách hàng. Lời hứa bao gồm 2 phần: Tuyên bố và Thực thi.
Ngoài 10 bước trên, các doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mình dựa trên 10 điều sau:
Bước 1: Nghiên cứu thị trường. Phương án tiết kiệm nhất có thể sử dụng là phỏng vấn chọn mẫu chính các đối tượng khách hàng mục tiêu đầu tiên của bạn. Ở bước này, bạn cần trả lời được 5 câu hỏi :
What?: Bạn kinh doanh cái gì? Sản phẩm cốt lõi của bạn là gì? Sản phẩm mà bạn dự kiến tung ra thị trường có khác biệt gì? Có ích lợi gì?
When?: Thời diểm nào nên tung sản phẩm ra thị trường?
Where? Bạn định bán sản phẩm ở đâu? (Bán theo hình thức nào: bán sỉ, bán lẻ hay bán hàng qua hệ thống phân phối…)
Who?: Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Vẽ chân dung càng cụ thể, khả năng thắng lợi càng cao.
How?: Các khách hàng mục tiêu của bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm mà bạn định bán?
Mười bước cơ bản xây dựng thương hiệu dành cho doanh nghiệp trẻ
Bước 2: Chọn đích đến mà bạn thực sự muốn trở thành. Nếu bạn không phải là túyp người thích sự hoà đồng, thân mật và kết nối với cộng đồng, bạn nên chọn một con đường khác. Không có một thương hiệu trở nên nổi tiếng và có giá trị, mà không gắn với công sức và sự quảng giao của người sáng lập, đặc biệt trong giai đoạn đầu.
Mặt khác, cân nhắc thật kỹ đích mà bạn muốn đạt đến. Bạn có sẵn sàng hy sinh thời gian và các thứ giá trị khác cho sự tồn tại và phát triển của Thương hiệu này/ sản phẩm này hay không? Nếu mục tiêu của bạn chỉ là vấn đề lợi nhuận, bạn đừng nên đầu tư cho hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu. Có rất nhiều cách kiếm được tiền dễ dàng hơn rất nhiều.
Bước 3: Hãy là chính bạn. Đây chính là vấn đề bản sắc thương hiệu và định vị thương hiệu.
Bước 4: Nhận diện Thương hiệu: Xây dựng thương hiệu “đúng ngay từ đầu” không có nghĩa là bạn phải bỏ ra một khoản kinh phí thật lớn cho thương hiệu.
Có một cách tiết kiệm khôn ngoan là: Bạn thuê một công ty chuyên nghiệp chỉ thiết kế những thứ cơ bản nhất cho h ệ thống nhận diện. Ban đầu chỉ cần Logo, phong bì, giấy viết thư và card. Những quy định phức tạp và chi tiết, có thể được thực hiện sau, và đương nhiên, thanh toán sau.
Hãy chọn những mẫu thiết kế đơn giản nhất. Và càng ít màu càng tốt. Hãy chọn màu nào khiến bạn nổi nhất trong đám đông.
Bước 5: Đăng ký thương hiệu. Đừng vì tiết kiệm mà bỏ qua nội dung này.
Bước 6: ISO thương hiệu. Xây dựng hệ thống quy chuẩn, văn bản giấy tờ hành chính/ tiến trình thực hiện hoạt động kinh doanh/ các phương án xử lý và quyền hạn trách nhiệm từng bộ phận một cách cụ thể, hợp lý và chi tiết. Văn bản được ban hành đến từng cá nhân.
Bước 7: Tuyên ngôn về sứ mệnh/ tầm nhìn và câu phương châm kinh doanh (slogan của thương hiệu). Một câu slogan hay là vấn đề rất “đau đầu” ngay cả đối với các doanh nghiệp hàng đầu. Nếu không chọn được phương án nào thật sự đắt giá, tốt nhất bạn không nên sử dụng câu Slogan nào cả.
Thay vì một câu slogan theo kiểu “dịch vụ tốt nhất đáp ứng mọi nhu cầu của bạn” (chả đại diện cho bất kỳ ai), bạn nên đưa ra phương châm kinh doanh của mình, chẳng hạn thay vì “dịch vụ tốt nhất” sẽ là “giao hàng trong vòng 1h” (sau khi có đặt hàng)…
Bước 8: Chọn lựa phương án phát triển thương hiệu: Thương hiệu của bạn sẽ đại diện cho một dòng sản phẩm dịch vụ? hay nhiều dòng khác nhau? hay là một thương hiệu theo kiểu “tập đoàn”?
Mỗi hình thức cấu trúc thương hiệu khác nhau đều có những phương án phát triển khác nhau.
Với các doanh nghiệp nhỏ, tốt nhất nên xây dựng thương hiệu một dòng sản phẩm. Hãy là một chuyên gia trong chính lĩnh vực của mình.
Bước 9: Trình diễn thương hiệu với công chúng. Quảng cáo bằng mọi con đường bạn có thể; tận dụng các cơ hội quảng bá trên Internet và Media, trang Web…. Lưu ý sử dụng hình ảnh thương hiệu thông qua bộ nhận diện. Gửi thư trực tuyến. Đảm bảo là thư tín của bạn có đầy đủ thông tin/ dễ đọc và nhẹ/ gây ấn tượng ngay từ chủ đề.
Bước 10: Hãy luôn là người đồng hành đáng tin cậy và dễ mến không chỉ với khách hàng của bạn/ mà phải là với công chúng.
Nguồn: Xây dựng thương hiệu
David Nguyen
Tonglago.com Marketing chuyên nghiệp, xây dựng thương hiệu, setup nhà hàng, SEO, Nội dung Pr báo chí, truyền hình, TVC, Quay phim, Quảng cáo, mail truongkings@gmail.com vv...